Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010

Mừng ngân khánh Linh mục Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền

Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền chia sẻ tại Nhà thờ Vườn Chuối ngày 27.06.2010

25 năm Linh mục, một phần tư thế kỷ và có lẽ cũng gần một phần ba đời người...

Dù không có nhiều dịp tiếp xúc Cha trước đó, nhưng qua vài buổi học tại TTMV, tôi cảm nhận nơi Cha bầu nhiệt huyết loan báo Tin Mừng. Hình ảnh Chúa Giêsu qua những buổi dạy của Cha thật gần gũi, Chúa hiền từ như một người Cha luôn biết con mình dễ phạm lỗi, luôn khoan dung và biết trước những lỗi lầm của con cái mình, Chúa luôn mỉm cười và ngồi chờ ta đến để tha thứ...

Có lẽ tôi sẽ không quên được cảm xúc vui sướng và bất ngờ trong giây phút Cha xuất hiện trong Lễ hôn phối của mình, với tôi đó là một đặc ân và là một trong những viên đá xây nên con đường để chúng tôi bước đi trong hành trình phục vụ đền đáp tình yêu Chúa dành cho chúng tôi...

Con không biết chúc gì với Cha, và có lẽ Cha cũng không đọc được những dòng này. Con nhớ câu nói: "tình yêu phải được đáp trả bằng tình yêu", và tình yêu chúng con nhận được từ Chúa qua Cha, chúng con mong sẽ có nhiều người nữa cũng được như vậy. Nguyện chúc Cha được nhiều Hồng Ân và mãi bình an trong Chúa!

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010

Nhật ký hội chợ ẩm thực

Những ngày chuẩn bị...



Hihi, chú Lý có đệ tử rồi, thần tượng chú Lý lắm nha :)
                                                                                


Hội chợ hoành tráng nhất là cái bảng thực đơn








Đây là "Ông Đồ" của Giáo xứ Vườn Chuối






















Và đây là giờ phút vui chơi...

























































Trò chơi thảy vòng, thảy không vô vẫn ... có quà















Nhảy sạp, dìu đôi nhau nhảy mới ghê chứ, nhưng...



... bạn ra khỏi sạp rồi mà mình còn ở lại và ... té :)




























Khu quay số giữ kỷ lục đông khách, vì quay sao cũng ... có quà

Anh Chị này chọn món "1 + 1 = ..." nên âm thầm tách nhóm...















"Cô hàng bún" đói quá tự ... xử :)
















Vui mừng vì trúng thưởng lẫn không trúng gì















Tranh thủ chụp hình phút chót
















Hehe, có "Hòn vọng Thanh" xuất hiện ở Nhà thờ
Mọi việc rồi cũng hoàn tất...

Tháo ... cổng
Một hội chợ vui và đọng lại nhiều cảm xúc. Vui vì mọi người quy tụ bên nhau, Giới trẻ phát động nhưng các Hội đoàn hưởng ứng và ủng hộ nhiệt tình. Vui vì quy tụ nơi đây không phải chỉ có các bạn trẻ trong Xứ mà cả các bạn nhóm Phaolô, Don Bosco, Dòng Chúa Cứu Thế, và cả bà con lối xóm cũng tham gia... Có hội chợ mới thấy thương GXVC, chạnh lòng ao ước có được một khoảng sân riêng. Nhưng dường như chính trong không gian nhỏ bé, đơn sơ này tôi lại cảm nhận sự đồng tâm, gắn kết của mọi người, cảm nhận không khí ấm áp, chân tình khi cùng nhau chia sẻ những niềm vui. Dẫu còn nhiều thiếu sót, dẫu mệt mỏi rã rời, nhưng bù lại là tình yêu thương lan tỏa, gắn kết chúng tôi với nhau, và quan trọng, tôi thấy lóe lên những hy vọng về một con đường, con đường để Giới trẻ Giáo xứ dấn thân, ra đi để phục vụ tha nhân nhiều hơn...

Nguyện xin Chúa chúc lành và nâng đỡ những tấm lòng của các bạn trẻ nơi Giáo xứ con! 

Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

“NỐI VÒNG TAY LỚN”: Hội chợ ẩm thực - Giao lưu giới trẻ 24.10.2010

Nhân ngày Thế giới truyền giáo 2010, Ban Mục vụ Giới trẻ Giáo xứ tổ chức buổi giao lưu với giới trẻ giáo xứ Phaolô (Lê Hồng Phong-Quận 10), giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu giúp (DCCT) và các bạn Sinh viên Don Bosco, qua Hội chợ ẩm thực mang chủ đề "Nối vòng tay lớn".


1. Mục đích:
- Giao lưu với giới trẻ giáo xứ bạn.
- Kiến tạo sân chơi cho các bạn trẻ trau dồi kỹ năng sinh hoạt và nhân bản.
- Xây đắp tình thân và tinh thần phục vụ giữa anh chị em trong giáo xứ với nhau
- Xây dựng bầu khí ấm cúng, mang niềm vui và sự phục vụ tận tâm đến với các bạn trẻ tham gia hội chợ.
- Gây quỹ cho phong trào giới trẻ Vườn Chuối

2. Thành phần (chính yếu):
- Giới trẻ giáo xứ Vườn Chuối
- Giới trẻ giáo xứ Phaolô - Lê Hồng Phong Quận 10
- Sinh viên Don Bosco
- Giới trẻ giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu giúp (DCCT)

3. Thời gian: từ 18g30 đến 21g00: Linh mục sẽ khai mạc hội chợ cuối thánh lễ giới trẻ bắt đầu lúc 17g30


Nguyện xin Chúa cho Hội chợ sẽ diễn ra suông sẻ trong bầu khí yêu thương chia sẻ!

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010

Kỹ thuật viết tin

Hôm nay nghe một bài giảng về bố cục, các kỹ thuật viết tin, những ví dụ phân tích,... làm mình ít nhiều có những băn khoăn, cảm giác những gì thầy phân tích không được thuyết phục. Bây giờ thì ngộ ra, điểm khác biệt nằm ở mục đích truyền tải của bản tin. Đành rằng phải có các kỹ năng cơ bản để tránh những sai sót về bố cục, về lỗi câu, cách trình bày,... nhưng điều quan trọng nhất là đối tượng mình hướng tới khi viết một bản tin. Ai nói rằng một bài giảng Lễ của một Linh Mục hay Đức Cha chỉ có những người quen biết quan tâm? Có thể một bài giảng Lễ của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm dài hàng giờ, viết tóm tắt ý cũng vài trang A4, nhưng tôi tin rất nhiều người Công Giáo sẽ ngấu nghiến đọc, đơn giản vì họ tìm thấy nơi đó những giáo huấn từ Chúa Giêsu được Đức Cha chuyển tải cho Giáo dân. Tôi cũng chắc rằng một bài chúc Tết chỉ vài phút của lãnh đạo VN cũng chẳng mấy ai muốn nghe, kể cả cán bộ thuộc cấp. Vậy mới biết điều gắn kết mỗi Kitô Hữu là Chúa Giêsu...

Dù sao, tôi vẫn thích và nhớ mãi câu nói của Cha Vũ Hữu Hiền, chúng ta làm "truyền thông trong Chúa và với Chúa". Khi đặt nặng cái tôi hay các kỹ thuật nhiều quá mà quên đi tôn chỉ này, có lẽ ý nghĩa của việc dùng truyền thông để loan báo Tin Mừng cũng không còn nữa.

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

Chiếc mặt nạ...

Hãy bố thí những gì ở bên trong, thì bấy giờ mọi sự sẽ trở nên trong sạch cho các người (Lc 11, 41)

Miền Trung đang lũ...

Mỗi năm mưa lũ cứ kéo về, năm sau nặng nề hơn năm trước. Người Sài Gòn đã chỉ mới "sống chung với lũ" vài giờ khi đường sá ngập lụt đã cảm thấy khó chịu, đã rên la, chửi rủa (mà chửi rủa cũng đúng, toàn là những chuyện do con người gây ra). Có vậy mới thấy thương người dân miền Trung, phải dầm mình trong lũ, sống trong lũ và cả chôn cất người chết trong lũ.
Người Việt ta có tính hợp quần cao (nhưng tính cộng đồng thì phải xem lại), cứ đâu có hoạn nạn, người dân lại sẵn sàng chung tay đóng góp. Những tấm lòng vì đồng bào có lẽ không thiếu trong xã hội này. Nhưng điều gì cũng có mặt trái của nó? Đóng góp là từ tâm, có ai dí súng vào đầu để bắt đi đóng góp đâu mà có những đơn vị mang sữa quá hạn, gạo mốc,... theo đúng phải hủy để đi cứu trợ? Vừa đỡ tốn tiền tiêu hủy, vừa được tiếng làm từ thiện ư? Có lẽ Lời Chúa chưa đến với họ, để họ biết việc bố thí phải khởi đi từ tâm, không phải từ những hình thức rình rang đó.
Con người bây giờ dường như ai cũng đeo mặt nạ khi sống, đôi khi giữa hai người bạn mà có tới 3-4 "người", vì mỗi người bận mang một chiếc mặt nạ của mình. Mặt nạ của sự hào nhoáng, mặt nạ của sự khoa trương, của sự dửng dưng khinh khỉnh, mặt nạ của sự khép kín vô cảm,... Ai biết được đeo mặt nạ lâu quá lại không muốn gỡ bỏ nó, ngay cả khi đối diện với chính mình?

Thèm có một không gian yên tĩnh, để suy niệm, để tìm ra chiếc mặt nạ mình đang đeo, mà ai biết được khi bỏ nó ra mình lại thấy thoải mái hơn thì sao?

Chắc tại trời mưa...














Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010

Sự trái ngược

"Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại" (Lc 14,12-14)

= = = = =

Xem 2 tờ báo, thấy 2 hình ảnh trái ngược nhau, một bên hội hè vui vẻ, một bên lam lũ lầm than. Cũng không biết phải nói gì, phú quý sinh lễ nghĩa vậy, trời bắt chi miền Trung phải lũ lụt mỗi năm, cái nghèo đeo đẳng...


Nguồn: Tuoitre & Vietnamnet

Nguồn: Tuoitre & Vietnamnet

Nguồn: Tuoitre & Vietnamnet